Quy trình sản xuất tinh bột biến tính
Quy trình sản xuất tinh bột biến tính bao gồm những giai đoạn nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của quá trình này? Để hiểu rõ hơn về cách thức tạo ra loại nguyên liệu quan trọng này, chúng ta hãy cùng CCB tìm hiểu sâu vào quy trình sản xuất tinh bột biến tính.

Tổng quan về quy trình sản xuất tinh bột biến tính
Quy trình sản xuất tinh bột biến tính là một chuỗi các công đoạn có mục đích, nhằm thay đổi cấu trúc và tính chất của tinh bột tự nhiên để đáp ứng các yêu cầu ứng dụng cụ thể.
Nguyên liệu sản xuất tinh bột biến tính
- Đầu vào tinh bột biến tính từ các vùng nguyên liệu trồng sắn, bắp trọng điểm của Việt Nam. Việc kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu chọn giống, gieo trồng đến thu hoạch giúp đảm bảo chất lượng tinh bột đạt chuẩn quốc tế.

- Lớp vỏ gỗ bên ngoài được loại bỏ triệt để để tránh sự ảnh hưởng xấu đến màu cũng như chất lượng thành phẩm.

Quy trình sản xuất tinh bột biến tính

Đây là giai đoạn quan trọng nhất, trong đó tinh bột tự nhiên trải qua nhiều công đoạn xử lý để thay đổi và đạt được các đặc tính mong muốn.
Giai đoạn 1
Dùng hóa chất các loại (Tùy vào mỗi sản phẩm sử chất hóa chất phù hợp) bằng cách cân chỉnh theo tỷ lệ mong muốn trong sản xuất.
Giai đoạn 2: Pha chế
Lượng hóa chất phù hợp sẽ phản ứng với tinh bột khô để pha chế dung dịch sữa bột với nước.
Giai đoạn 3: Phản ứng, trung hòa
Sau khi kết thúc quá trình phản ứng, pH của tinh bột sẽ được kiểm tra bằng máy đo pH hoặc giấy chỉ thị pH.
Tùy thuộc vào tác nhân đã sử dụng trong quá trình biến tính (axit hoặc kiềm), chất trung hòa phù hợp sẽ được thêm vào tinh bột một cách từ từ và khuấy đều cho đến khi đạt được pH mong muốn.
Giai đoạn 4: Pha loãng
Tinh bột khô được trộn với một lượng nước thích hợp, theo tỷ lệ khối lượng tinh bột trên khối lượng nước nhất định. Quá trình khuấy trộn liên tục giúp ngăn ngừa vón cục và đảm bảo sự phân tán đồng đều.
Giai đoạn 5: Phân ly tách cát
Loại bỏ tạp chất tránh ảnh hưởng đến các tính chất chức năng của tinh bột biến tính và có thể gây hư hỏng thiết bị trong quá trình sản xuất
Giai đoạn 6: Nam châm hút kim loại 1
Đảm bảo an toàn thực phẩm nếu tinh bột biến tính được sử dụng trong ngành thực phẩm, việc lẫn tạp chất kim loại là một nguy cơ lớn đối với sức khỏe người tiêu dùng và vi phạm các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Giai đoạn 7: Rửa, phân ly
Rửa nhiều lần bằng nước để loại bỏ các tạp chất hòa tan và không hòa tan, các hóa chất dư thừa sau quá trình biến tính, các sản phẩm phụ, muối được tạo thành trong quá trình trung hòa, và các chất bẩn khác.
Phân ly tách pha rắn (tinh bột) ra khỏi pha lỏng (nước rửa chứa tạp chất) sau mỗi lần rửa giúp thu hồi tinh bột sạch và loại bỏ các chất thải.
Giai đoạn 8: Ly tâm tách nước
Giúp làm giảm hàm lượng nước trong tinh bột biến tính đã được làm sạch, giúp cho quá trình sấy khô diễn ra hiệu quả hơn, tiết kiệm năng lượng và thời gian.
Nước thải được xử lý riêng biệt qua hệ thống Biogas.
Giai đoạn 9: Sấy khô
Giúp làm giảm hàm lượng nước trong tinh bột biến tính đến mức độ an toàn cho việc bảo quản, thường là dưới 14% độ ẩm (tùy thuộc vào loại tinh bột và yêu cầu bảo quản cụ thể).
Sau khi sấy khô sẽ được chuyền đến công đoạn kế tiếp
Giai đoạn 10: Nam châm hút kim loại 2
Giúp loại bỏ triệt để tạp chất kim loại để bảo vệ thiết bị và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Giai đoạn 11: Sàng
Trong quá trình sấy khô hoặc lưu trữ, tinh bột biến tính dạng bột có thể bị vón cục do độ ẩm hoặc áp lực. Quá trình sàng giúp phá vỡ các cục vón này, đảm bảo sản phẩm tơi xốp và dễ dàng sử dụng.
Giai đoạn 12: Nam châm hút kim loại 3
Đây là bước kiểm tra kim loại cuối cùng trước khi đóng gói để đảm bảo rằng không có bất kỳ tạp chất kim loại nào còn sót lại trong sản phẩm trước khi được đóng gói và đưa ra thị trường.
Giai đoạn 13: Đóng gói
Bao bì chắc chắn, chịu được va đập trong quá trình vận chuyển và lưu kho.
Cách bảo quản tinh bột biến tính
Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát
- Tránh độ ẩm: Tinh bột biến tính có khả năng hút ẩm cao. Độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, gây ẩm mốc, vón cục và làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Nhiệt độ thích hợp: Nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tốt nhất là dưới 24°C hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất (thường là <30°C). Tránh nhiệt độ quá cao vì có thể làm tinh bột biến tính mất đi một phần tính chất hoặc thậm chí biến chất hoàn toàn.
Tránh ánh nắng trực tiếp:
- Ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nhiệt độ khu vực bảo quản và gây ra các phản ứng hóa học không mong muốn trong tinh bột biến tính, ảnh hưởng đến chất lượng và màu sắc của sản phẩm.

Bảo quản trong bao bì kín:
- Ngăn ẩm và không khí: Sau khi sử dụng một phần, bao bì cần được đóng kín ngay lập tức để ngăn chặn sự xâm nhập của hơi ẩm và không khí từ môi trường bên ngoài.
- Vật liệu bao bì phù hợp: Sử dụng bao bì kín, không bị rách hoặc hở. Các loại bao PP có lớp lót PE hoặc các loại màng ghép kín khí thường được sử dụng.
- Không để hở bao bì: Ngay cả khi chưa sử dụng, nếu bao bì bị hở, tinh bột biến tính vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và các yếu tố khác.

Kết luận
Với kinh nghiệm dày dặn và dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại, khép kín, CCB cam kết sản xuất tinh bột biến tính chất lượng cao, đồng đều, ổn định và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt. Quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn đáp ứng hiệu quả mọi nhu cầu đa dạng của khách hàng. Hãy liên hệ ngay cho CCB qua hotline để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng.