Giải đáp một số thắc mắc về tinh bột biến tính
Tinh bột biến tính ngày càng trở nên quen thuộc trong ngành thực phẩm và nhiều ứng dụng công nghiệp khác. Tuy nhiên, chắc hẳn anh chị vẫn còn không ít những thắc mắc về tinh bột biến tính. Trong bài viết này CCB sẽ giải đáp một số thắc mắc về tinh bột biến tính, giúp anh chị hiểu rõ hơn về loại nguyên liệu đa năng này nhé!
Tinh bột biến tính có phải là phụ gia thực phẩm không?
Thông tư số 24/2019/TT-BYT đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 17/2023/TT-BYT tinh bột biến tính được xem là phụ gia thực phẩm với mã số E. Đây là những phụ gia được phép sử dụng và không gây ảnh hưởng tiêu cực nếu dùng đúng quy định.
Bên cạnh đó các văn bản pháp lý và tiêu chuẩn quốc gia như Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11471:2016 về Phụ gia thực phẩm – Tinh bột biến tính cũng xác định tinh bột biến tính là một loại phụ gia thực phẩm.

Tinh bột biến tính có hại không?
Tinh bột biến tính không phải là một chất hóa học độc hại. Thực tế, nó là tinh bột tự nhiên (thường từ sắn, bắp, gạo,…) đã trải qua quá trình xử lý vật lý, hóa học hoặc enzyme có kiểm soát để thay đổi một số tính chất ban đầu.

Các loại tinh bột biến tính được sử dụng trong thực phẩm đều phải trải qua quá trình đánh giá an toàn nghiêm ngặt bởi các tổ chức uy tín trên thế giới như JECFA (Ủy ban chuyên gia hỗn hợp của FAO/WHO về phụ gia thực phẩm) và EFSA (Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu).
Mời anh chị đọc chi tiết bài viết: Tinh bột biến tính có hại không? để tìm hiểu chi tiết nhất.
Tinh bột biến tính có phù hợp cho trẻ nhỏ, người ăn kiêng không?
Tinh bột biến tính có phù hợp cho trẻ nhỏ không?
Có thể sử dụng, nhưng cần kiểm soát: Chúng thường có mặt trong thực phẩm chế biến sẵn như bánh ăn dặm, cháo ăn liền, sữa bột, nước sốt… với liều lượng phù hợp, kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Tuy nhiên:
- Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non yếu, việc tiêu hóa các loại tinh bột biến tính (đặc biệt là tinh bột đã qua xử lý hóa học) có thể không hiệu quả bằng tinh bột tự nhiên.
- Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Không nên sử dụng sản phẩm chứa tinh bột biến tính trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.
- Với trẻ đang ăn dặm: Nên ưu tiên tinh bột tự nhiên như khoai lang, gạo, yến mạch, và hạn chế dùng sản phẩm chế biến sẵn quá thường xuyên.

Tinh bột biến tính có phù hợp với người ăn kiêng?
Một số loại tinh bột biến tính – đặc biệt là các loại như Resistant Starch (RS) (RS2, RS3) hoặc high-amylose modified starch có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn tinh bột tự nhiên, do cấu trúc của chúng khó bị tiêu hóa nhanh – điều này làm chậm quá trình giải phóng glucose vào máu, rất phù hợp với:
- Người ăn kiêng.
- Người ăn low – carb, keto hoặc giảm cân.

Tuy nhiên:
- Không phải mọi loại tinh bột biến tính đều phù hợp. Một số loại vẫn có lượng carb cao và có thể gây tăng đường huyết.
- Cần đọc kỹ thành phần sản phẩm và tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng, đặc biệt với người mắc bệnh lý nền.
Tinh bột biến tính có phải là chất gây dị ứng không?
Tinh bột biến tính thường không được coi là một chất gây dị ứng phổ biến. Tuy nhiên, cần lưu ý đến nguồn gốc của tinh bột biến tính, đặc biệt là nó có nguồn gốc từ lúa mì đối với người dị ứng lúa mì hoặc bệnh celiac.

Một số người dị ứng đạm đậu nành trong chả chay. Vậy tinh bột biến tính có thể thay thế hoàn toàn đạm đậu nành trong chả chay không?
- Tinh bột biến tính không thể thay thế hoàn toàn đạm đậu nành trong chả chay.

- Khi dùng tinh bột biến tính thay thế đạm đậu nành, cần kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau để đạt được hương vị, cấu trúc và giá trị dinh dưỡng mong muốn. Tinh bột biến tính có thể được sử dụng như một thành phần hỗ trợ để cải thiện độ kết dính và cấu trúc, nhưng nó không thể thay thế vai trò protein của đạm đậu nành.
Kết luận
Tinh bột biến tính là một nguyên liệu quan trọng và an toàn với nhiều ứng dụng đa dạng. Hy vọng bài viết này đã giúp anh chị giải đáp một số thắc mắc về tinh bột biến tính và có cái nhìn rõ ràng hơn về loại tinh bột đặc biệt này. Nếu anh chị đang tìm nguồn cung cấp tinh bột biến tính uy tín, chất lượng hãy liên hệ ngay cho CCB nhé!